Nhà là một tài sản có giá trị cực kì lớn, ngôi nhà có vững chắc phải phụ thuộc vào công đoạn xây thô. Xây nhà phần thô là giai đoạn đầu tiên của việc xây nhà. Đối với những người lần đầu tiên xây nhà việc tìm hiểu những kiến thức cơ bản trong xây dựng là vô cùng quan trọng. Trong nội dung bài viết dưới đây Aha Home Art sẽ chia sẻ những kinh nghiệm xây nhà phần thô và báo giá xây dựng phần thô gửi đến mọi người!
1. Xây dựng phần thô
1.1. Tìm hiểu về xây dựng phần thô
Xây nhà phần thô là công đoạn nền tảng tạo nên phần xương sống của ngôi nhà. Đây là phần tiên quyết phải hoàn thành trước khi vào các công đoạn khác như xây dựng hoàn thiện và nội thất. Công đoạn xây nhà phần thô sẽ quyết định trực tiếp đến kiến trúc, hình dáng và độ vững chắc cho ngôi nhà của bạn.
1.2. Hợp đồng xây dựng phần thô gồm những gì?
Trong hợp đồng xây dựng phần thô sẽ phải nêu rõ những hạng mục, vật liệu xây dựng và các hệ số bắt buộc phải có trong xây dựng phần thô. Mọi người tham khảo để chủ động hơn trong việc kí kết hợp đồng.
Những hạng mục xây nhà phần thô phải có bao gồm:
- Xác định, đào móng và xử lý móng cùng các hệ thống phần ngầm như bể tự hoại, hố ga, tầng hầm… đúng như bản vẽ thiết kế.
- Xử lý đắp đất móng, đầm lại nên và dọn dẹp phần đất thừa ra khỏi công trình
- Thi công đổ bê tông móng bao gồm ván đóng khuôn, cốt thép và bê tông
- Thi công tường bao và tường ngăn tường 10, tường 20 theo bản vẽ
- Thi công Sàn bê tông và cán nền các tầng lầu, ban công, sân thượng
- Thi công bê tông phần mái nhà (mái bằng, mái thái…)
- Thi công bê tông cầu thang nếu có
- Thi công các phần tô trát ngoài và trong của toàn bộ công trình
- Lắp đặt hệ thống điện, ống nước, cáp âm tường, lắp đặt hệ thống ống luồn, hộp đấu nối cho dây điện các loại, hệ thống dây điện
- Lớp mái nếu có.
A. Thi công phần móng nhà
Móng nhà là phần nằm sâu dưới lòng đất của ngôi nhà. Phần móng quyết định tính an toàn và bền vững của một công trình và có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ khối lượng của ngôi nhà trên nền đất. Việc tính toán xây phần móng rất quan trọng, tích toán chính xác sẽ giảm đi hiện tượng lún không đều gây nứt tường, sàn nhà.
Mỗi công trình trước khi thiết kế và xây dựng sẽ được khảo sát địa chất để đưa quyết định sử dụng loại móng phù hợp. Móng xây nhà thông thường có 4 loại:
- Móng đơn: Là loại móng tiết kiệm nhất. Móng đơn có 1 cột hoặc 1 cụm cột sát cạnh nhau cùng hỗ trợ nhau chịu lực. Móng đơn có hình dạng vuông, tròn, chữ nhật, tam giác ứng với từng kiểu mục đích như chân cột, cột điện, mố cầu).
- Móng băng. Được đan xen nhau thành 1 dải dài, có thể độc lập hoặc kết nối với nhau tạo thành 1 hàng trụ kiên cố. Được sử dụng nhiều cho công trình dân dụng với giá thành phù hợp và độ lún đều.
- Móng bè: Có tác dụng phân bố đồng đều tải trọng của công trình lên nền đất, giúp giải tỏa sức nặng và tránh hiện tượng lún không đồng đều. Với những nền đất yếu móng bè là giải pháp tốt nhất.
- Móng cọc: Có khả năng chịu tải cực tốt, là những cọc hoặc đài cắm sâu xuống lòng đất.
B. Thi công phần khung nhà
Phần khung nhà bao gồm những công việc như:
- Dựng cốt thép
- Lắp đặt cốp pha
- Đổ bê tông cột, dầm sàn, cầu thang các tầng và tầng mái
- Xây tường bao che và xây tường ngăn phòng
- Thực hiện đi các đường ống điện nước âm tường
- Tô trát tường
- Cán nền các sàn kể cả sàn mái (nếu có).
Tuỳ vào quy mô và độ phức tạp của công trình, giai đoạn này thường kéo dài từ 20 – 25 ngày cho 1 tầng.
C. Thi công mái nhà
Đây là phần cuối cùng của xây dựng phần thô sẽ xây tường thu hồi kết cấu tấm lợp mái dốc, vỉ kèo, hệ thống giằng, cầu phăng, công tác lợp mái (nếu có)… Giai đoạn này sẽ diễn ra trong khoảng 20 – 25 ngày. Riêng đối với kiểu mái thái, thời gian thi công thường được cộng thêm 10-15 ngày.